Hệ Tiết Niệu gồm những cơ quan nào
chúng ta cùng Thiết Bị Y Tế Chính Hãng tìm hiểu Hệ Tiết Niệu gồm những cơ quan nào nhé
Hệ Tiết Niệu: chức năng, vị trí và cấu tạo của Hệ Tiết Niệu
1. Chức năng của Hệ Tiết Niệu
Hệ Tiết Niệu là hệ cơ quan giúp cơ thể thải những chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu ra môi trường ngoài. Các chất lỏng này tập trung ở Thận sẽ có một số chất được hấp thu lại ở đây, còn lại sẽ được lọc và chuyển xuống Bàng Quang để sẵn sàng đưa ra ngoài
2. Vị Trí của Hệ Tiết Niệu :
- Thận điều hoà thể tích và thành phần máu; giúp điều hoà huyết áp, pH và mức đường huyết, sản xuất 2 hormone (calcitriol and erythropoietin) và bài tiết chất thải vào nước tiểu.
- Niệu quản vận chuyển nước tiểu từ thận tới bàng quang.
- Bàng quang lưu trữ nước tiểu và tống nó xuống niệu đạo.
- Niệu đạo tống nước tiểu ra khỏi cơ thể.
3. Cấu Tạo của Hệ Tiết Niệu :
3.1 Thận
Thận là bộ phận chủ yếu của hệ tiết niệu, có 2 quả thận hình dạng như hạt đậu, nằm ở vùng bụng trên. Chúng điều hòa lượng chất lỏng và lượng muối của cơ thể, giúp kiểm soát độ acid trong máu. Mỗi quả thận dài khoảng 12 cm và chứa hai lớp mô: Một lớp vỏ bên ngoài và một lớp tủy bên trong.
Thận là nơi tích lũy và lọc nước để tạo thành nước tiểu. Các dòng nước tiểu này sẽ được chuyển bằng hai ống dẫn tiểu xuống bọng đái.
Ống niệu đạo ở nam dài 20 cm – còn ở nữ chỉ dài khoảng 4 cm. Do đó, nam giới có khả năng nhịn tiểu hơn nữ giới. Mỗi ngày thận lọc khoảng 170 lít dung dịch và chuyển vào máu. Chỉ có khoảng 1/100 lượng nước này được đưa xuống bàng quang để thải ra ngoài.
3.2 Niệu Quản
- Niệu quản (tiếng Latinh: ureter) là một ống dẫn nước tiểu từ bể thận xuống bàng quang, niệu quản dài khoảng 25 cm, có đường kính từ 2 – 4 mm.
3.3 Bàng Quang
- Bàng quang hay bóng đái là một túi chứa có tính đàn hồi cao dùng để chứa nước tiểu. Nước tiểu gồm 95% là nước và các chất độc như urea được tạo ra ở gan
- 2 lỗ niệu quản sẽ nằm trên gờ bàng quang
3.4 Niệu Đạo
Niệu Đạo Nữ
Niệu đạo nữ cố định có chiều dài 3cm, tương ứng niệu đạo sau ở nam giới, liên quan chặt chẽ với thành trước âm đạo
Niệu Đạo Nam
•Phân đoạn
•Ở nam, NĐ được chia thành 3 đoạn: NĐ tiền liệt, NĐ màng, NĐ xốp. NĐ sau gồm đoạn tiền liệt, đoạn màng. NĐ trước là đoạn xốp.Đường kính của niệu đạo khoảng 10-12Fr ( 3 mm )đoạn phình to nhất là NĐ Hành . Đường kính của NĐ TLT bt 8-10Fr
•Niệu đạo tiền liệt
•Đây là phần giãn to nhất của NĐ, kích thước dài khoảng từ 2,5 đến 3cm. Niệu đạo tiền liệt chạy xuyên qua tuyến tiền liệt, đi từ đáy đến đỉnh nhưng không chạy theo trục của tuyến. Đoạn này NĐ chạy thẳng xuống dưới, hơi cong lõm ra trước. Trong khi đó, trục của tuyến chạy chếch xuống dưới và ra trước. NĐ và trục của tuyến tiền liệt bắt chéo ở phía dưới gần đỉnh tuyến nên hầu như NĐ ở trước trục tuyến. Có khi chỉ có một phần nhỏ của tuyến ở trước NĐ.
•Niệu đạo màng
•Tiếp theo chỗ kết thúc của NĐ tiền liệt, niệu đạo màng đi từ đỉnh tuyến tiền liệt tới hành dương vật, qua cả hoành chậu và hoành niệu dục. Trong hoành niệu dục, NĐ được cơ thắt vân NĐ bao quanh.
•Đây là đoạn hẹp nhất và ngắn nhất, chỉ dài 1,2 cm. Đoạn màng dễ bị tổn thương khi ngã kiểu ngồi ngựa. Ngoài ra vì liên quan với mạc đáy chậu giữa nên liên quan với xương chậu. Do đó, niệu đạo màng có thể đứt khi gãy xương chậu.
•Niệu đạo đoạn xốp
•Là đoạn dài nhất của NĐ, dài khoảng 12 – 15 cm. NĐ xốp liên quan chủ yếu với hành xốp của dương vật, sau đó ra lỗ NĐ ngoài.
3.5 Tuyến Tiền Liệt
•Tuyến tiền liệt là một tuyến tiết sinh dục giống đực, nằm dưới đáy bàng quang và sau niệu đạo
•Kích cỡ: 30gr-200gr
•Giải pháp: nội soi cắt đốt tiền liệt tuyến bằng đơn cực hoặc lưỡng cực, holep, mổ mở
3.6 Bao Quy Đầu – Da Quy Đầu
•Là 1 cấu trúc da bọc bên ngoài của cơ quan sinh dục nam
Xem thêm: Hệ Tiết Niệu chức năng và bệnh lý
XEM THÊM: ĐIỀU TRỊ U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN HOLEP ỨNG DỤNG HOLMIUM LASER