Chỉ Định Điều Trị Oxy Cao Áp
Oxy cao áp có tác dụng tăng lượng oxy trong máu, tăng tốc độ thẩm thấu máu từ mao mạch tới các tổ chức, tế bào, làm tăng nồng độ và phân áp trong tế bào và dịch gian bào xung quanh mao mạch nên cải thiện cung cấp oxy cho tổ chức bị thương.
Chúng ta hãy cùng Thiết Bị Y Tế Chính Hãng tìm hiểu các chỉ định và chống chỉ định điều trị oxy cao áp nhé!
I/ CÁC CHỈ ĐỊNH CHÍNH THỨC KHI SỬ DỤNG BUỒNG OXY CAO ÁP
- Ngộ độc carbon monoxide
- Bệnh giảm áp (Decompression illness)
- Bệnh nghẽn mạch do khí hoặc không khí cấp tính (Air/ Gas embolism)
- Bệnh hoại thư sinh hơi (Gas gangrence)
- Thiếu máu do chấn thương cấp tính và các trường hợp thiếu máu bất thường khác
- Tổn thương do chèn ép và chỗ nối chi bị đứt rời
- Các vết loét do viêm tắc tĩnh mạch, động mạch
- Các tổn thương do đái tháo đường
- Viêm tủy xương mãn tính (Osteomyelitis – Refractory)
- Hoại tử do bức xạ
- Bỏng nhiệt
- Các loại nhiễm trùng kỵ khí (Anerobic Infection)
- Nhiễm trùng phần mềm bị hoại tử
- Ngộ độc cấp Cyanide
- Các bệnh lý về não như nhồi máu não, phù não….
II/ CÁC CHỈ ĐỊNH MỞ RỘNG KHI SỬ DỤNG BUỒNG OXY CAO ÁP
2.1. Chỉ định trong ngoại khoa và các bệnh liên quan khi sử dụng Buồng oxy cao áp
- Các tổn thương do đụng dập
- Hội chúng vùi lấp
- Chấn thương sọ kín và hở, áp xe não
- Sửa chữa tổn thương gãy xương, ghép xương
- Trợ giúp phục hồi chức năng cho các chi ghép nối với chi giả
- Đau sau mổ
- Trật đĩa đệm cột sống (một hoặc nhiều đốt)
- Chít hẹp ống sống
- Vết thương chậm hoặc khó liền
- 25.Hỗ trợ ghép da có cuống
- Hỗ trợ ghép mô – cơ quan
- Vết loét dai tái phát, nhiễm trùng
- Suy động mạch cấp, mạn
2.2. Chỉ định bệnh thuộc hệ nội và bệnh lý chuyên khoa khi sử dụng buồng oxy cao áp.
- Hỗ trợ mổ tim và hồi phục chức năng tim sau mổ
- Bệnh mạch vành tim (Đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim)
- Suy tim tâm thu, suy tim sau mổ
- Liệt mặt do tổn thương dây VII
- Tổn thương dây thần kinh ngoại biên và bệnh lý thần kinh
- Hội chứng cùng chậu
- Tổn thương dây thần kinh ngoại biên và bệnh lý thần kinh
- Chứng loãng xương
- Bệnh thần kinh cột sống do đụng đập và thoái hóa bó mạch thần kinh
- Liệt 2 chi, 4 chi do chèn ép bó mạch – TK không hoàn toàn
- Bệnh thoái hóa khớp
- Viêm khớp nhiễm khuẩn
2.3. Chỉ định Bệnh tai mũi họng và nhãn khoa khi sử dụng Buồng oxy cao áp
- Tắc động mạch võng mạc trung tâm
- Điếc đột ngột
- Tổn thương thính giác cấp tính
- Viêm mệ đạo
- Bệnh Meniere
- Viêm ống tai ngoài ác tính (nhiễm trùng mạn tính)
2.4 Chỉ định trong phục hồi chức năng khi sử dụng Buồng oxy cao áp
- Hỗ trợ phục hồi chức năng vận động
- Phục hồi chức năng trí tuệ
2.5 Phục hồi chức năng sức khỏe và thẩm mỹ với Buồng oxy cao áp
- Các trường hợp suy nhược và mệt mỏi mạn tính
III/ Chống chỉ định và tác dụng phụ của HBOT với việc sử dụng Buồng oxy cao áp
3.1 Chống chỉ định tuyệt đối
– Khi bệnh nhân đang dùng các loại thuốc:
Doxorubicin (Adriamycin)- Một loại thuốc trị bệnh bạch cầu.
Disulfiram (AntabuseR) – Thuốc chữa chứng bệnh nghiện rượu mạn tính.
Cis-Platium (Đồng phân của các nguyên tố bạch kim)
Mafenide Acetate (SulfamylonR)
– Một số bệnh lý tim, phổi:
– Tràn khí màng phổi chưa điều trị
– Tràn dịch màng phổi chưa điều trị khỏi
– Suy tim nặng
– Sốt cao (≥38 độ C)
3.2 Các chống chỉ định có liên quan khi sử dụng Buồng oxy cao áp
- Nhiễm trùng đường hô hấp
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên và viêm xoang mạn
- Các rối loạn dạng co giật
- Khí phế thũng có tăng CO2
- Các trường hợp sốt cao >38ºC
- Có tiền sử phẫu thuật tai
- Các trường hợp nhiễm virus
- Có tiền sử viêm dây thần kinh thị giác
- Các khối u ác tính (Nay, nếu cần thiết người ta vẫn dùng)
- Mai thai (Chỉ trừ 3 tháng đầu)
3.3 Các biến chứng và tác dụng phụ của HBOT
- Chấn thương tai
- Vỡ cửa sổ tròn
- Chấn thương xoang
- Thay đổi độ khúc xạ của mắt
- Tê cứng ngón tay
- Bật mối hàn răng sâu
- Cảm giác bị giam giữ
- Co giật
- Ngộ độc oxy thể phổi
Xem thêm: Điều Trị Buồng Oxy Cao Áp là gì?