Tết Đoan Ngọ Mùng 5/5 Âm Lịch Nguồn Gốc Ý Nghĩa Và Văn Khấn
Mỗi năm, cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 (âm lịch) là người Việt Nam chúng ta lại cúng Tết Đoan Ngọ, Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương, Hãy cùng Y Tế Chính Hãng tìm hiểu ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 Âm Lịch nhé!
Ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 Âm Lịch
Mỗi năm, cứ đến ngày mùng 5 tháng 5 (âm lịch) là người Việt Nam chúng ta lại cúng Tết Đoan Ngọ.
Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Đoan Dương.
Ý nghĩa của từ Đoan Ngọ là bắt đầu vào giữa trưa (Đoan: mở đầu, Ngọ: giữa trưa) còn từ Dương nghĩa là mặt trời, là dương khí, vì vậy Đoan dương có nghĩa là bắt đầu khi khí dương đang thịnh.
Không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn rất nhiều nước châu Á khác cũng có Tết Đoan Ngọ, ví dụ như Trung Quốc, họ coi Đoan Ngọ là một ngày lễ lớn trong năm, Bởi vậy Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ Tết Á Đông gắn liền với những quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong một năm.
Nguồn gốc và Ý nghĩa của ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 Âm lịch
Nguồn Gốc
Tết Đoan Ngọ được lấy ra từ điển tích trong dân gian.
Điển tích này có rất nhiều dị bản khác nhau.
Theo đó, sau một năm lam lụng vất vả, người nông dân đang ăn mừng vì được mùa thì bất chợt sâu bọ kéo đến, ăn hết cây trái, lương thực, thực phẩm đã thu hoạch.
Dân làng đang đau đầu tìm cách để giải được nạn sâu bọ này, thì từ đâu có một ông lão đi tới tự xưng là Đôi Truân.
Ông chỉ cách cho người dân mỗi nhà lập một đàn cúng đơn giản gồm có bánh gio và trái cây.
Nhân dân làm theo, chỉ một lúc sau đó, quả nhiên sâu bọ bay đi hết.
Ông lão còn bảo thêm: “Sâu bọ hằng năm cứ vào ngày này đều rất hung hăng, mỗi năm vào đúng ngày này cứ làm theo những gì ta đã dặn thì sẽ trị được chúng”.
Dân chúng rất biết ơn ông lão và định cảm tạ nhưng ông lão đã biến mất.
Để tưởng nhớ sự việc này, người dân đặt cho ngày này là ngày ‘Tết diệt sâu bọ’, có người gọi là ‘Tết Đoan Ngọ’, vì giờ cúng thường vào giữa giờ Ngọ.
Ý Nghĩa
Theo góc nhìn từ bi của đạo Phật thì mọi chúng sinh đều là bình đẳng, con người hay loài sâu bọ đều có sinh mạng và đều có quyền được sống trong an lành và khỏe mạnh.
Theo góc nhìn trí tuệ, nhà Phật giảng giải Luật Nhân Quả chính là giáo lý căn bản, không một ai, một sự việc hay hiện tượng nào nằm ngoài quy luật này.
Cho nên dưới lăng kính của nhà Phật thì sâu bọ hay mùa màng là do nhân duyên và nghiệp báo.
Nếu ta có đủ phúc báu thì mùa màng bội thu tươi tốt.
Còn nếu nghiệp xấu, đến lúc quả nở ra thì mùa màng thất bát, sâu bệnh phát triển.
Do đó, sâu bọ, bệnh tật hay mùa màng đều là từ nghiệp của chúng ta mà ra.
Nếu bây giờ chúng ta không nhìn vào nghiệp của mình mà nảy sinh ác tâm giết hại chúng sinh thì đây là nghiệp rất xấu.
Khiến chúng ta tiếp tục trong vòng luẩn quẩn tạo nghiệp xấu và phải gánh chịu nghiệp này.
Lúc đó, có thể là bệnh tật và các đau khổ kiểu khác.
Vì vậy, theo quan niệm cổ truyền, có thể giết sâu bọ bằng cách ăn thức ăn, hoa quả, rượu nếp vào ngày 5/5.
Tết Đoan Ngọ 2023 là ngày nào?
Tết Đoan Ngọ năm 2023 vào ngày mùng 5/5 theo lịch âm.
Như vậy vào năm 2023, Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày Thứ 5, ngày 22/6 (dương lịch).
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ cần chuẩn bị những gì?
Vào mỗi dịp Tết Đoan Ngọ, người Việt Nam chúng ta thường làm mâm cơm để cúng tổ tiên và cầu mong một mùa làm ăn mới thuận hòa, may mắn
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 âm lịch gồm có:
– Hương, hoa, vàng mã
– Nước, rượu nếp, rượu cẩm
– Các loại hoa quả
– Bánh tro, bánh gio, bánh ú, cơm rượu nếp
– Xôi, chè,…
Mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ miền Bắc gồm có: Hương, hoa, vàng mã, nước, rượu nếp, các loại hoa quả theo mùa (mận, vải, đào, sung,…), bánh gio, xôi, chè…v.v
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Trung gồm có: Lễ cúng của người miền Trung cũng tương tự như người miền Bắc.
Tuy nhiên, món cơm rượu nếp trong lễ cúng chỉ sử dụng nếp trắng bình thường và cơm rượu thì được nén thành từng miếng chứ không tơi như miền Bắc.
Ngoài ra, người miền Trung còn hay cúng vịt (vịt nướng, tiết canh vịt…).
Riêng với người Huế họ còn cúng cả chè kê, một món đặc sản của vùng này trong dịp Tết Đoan Ngọ.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ miền Nam gồm có: Ngoài những thứ không thể thiếu như hương, hoa, vàng mã, người miền Nam cũng cúng cơm rượu nếp nhưng cơm rượu nếp trắng sẽ được viên thành những viên tròn.
Bên cạnh đó, vào Tết Đoan Ngọ, người miền Nam còn ăn cả chè trôi nước và bánh ú (một món bánh tương tự bánh gio của miền Bắc).
Miền Nam được coi là vựa trái cây lớn nhất cả nước nên trong ngày Tết Đoan Ngọ, người dân Nam bộ không chỉ chuẩn bị lễ cúng với hoa quả tươi mà còn kết hợp tổ chức nhiều lễ hội trái cây miệt vườn đặc sắc.
Cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 Âm lịch vào lúc nào?
Trong quan niệm cổ truyền, dịp Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch) là lúc tiết trời oi ả.
Đây là lúc thời tiết chuyển mùa, sâu bọ, côn trùng cũng được dịp phát triển gây bệnh cho người, vật nuôi và cây cối.
Ngày này, người dân thường chuẩn bị lễ vật cúng vào sáng sớm.
Tuy nhiên như đã giải thích ở trên, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11 giờ trưa tới 13 giờ chiều.
Do vậy, thời gian cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11 giờ đến 13 giờ chiều.
Văn khấn Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày Tết truyền thống ở Việt Nam, dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
Dưới đây là bài Văn khấn Tết Đoan Ngọ 5/5 âm lịch, các bạn có thể tham khảo
Văn khấn cúng ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân cùng chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ khảo, Tổ Tỷ)
Tín chủ con (chúng con) là: …
Ngụ tại: …
Hôm nay là ngày Đoan Ngọ mùng 5/5 âm lịch năm…, chúng con sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, hoa đăng, trà quả dâng lên trước án.
Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng, Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần, cúi xin các Ngài giáng lâm trước án chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật.
Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ…, cúi xin các vị thương xót con cháu chứng giám tâm thành thụ hưởng lễ vật.
Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ tại nhà này, đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, độ cho chúng con thân cung khang thái, bản mệnh bình an.
Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng bình an thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật