Hoa Hòe Dược Liệu Quý Dân Gian
Hoa hòe từ lâu đã xuất hiện phổ biến trong các bài thuốc Đông y cổ truyền, được biết đến là loại dược liệu hỗ trợ điều trị cao huyết áp, xuất huyết và bồi bổ sức khỏe, y học hiện đại cũng đánh giá cao những thành phần hoạt chất bên trong loại hoa này, được chứng minh mang lại nhiều công dụng điều trị quan trọng.
Hãy cùng Y Tế Chính Hãng tìm hiểu bài viết Hoa Hòe Dược Liệu Quý Dân Gian dưới đây tại Y Tế Chính Hãng để biết thêm về loại dược liệu này nhé!
Hoa Hòe Dược Liệu Quý Dân Gian
Hoa hòe là cây gì?
Cây hoa hòe là loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu, có tên khoa học là Styphnolobium japonicum (L.) Schott – Sophora japonica L. Cây có một số đặc điểm điển hình như sau:
Đặc điểm tự nhiên
Cây hoa hòe thường cao từ 5 – 10m, thân cành nhẵn, bề mặt hơi nứt nẻ, cành nằm ngang và có màu lục nhạt lẫn những chấm trắng, lá mọc so le, thường gồm 11 – 17 lá chét mọc đối, hình bầu dục thuôn, dài từ 30 – 45mm, rộng 12 – 20mm, mặt bên dưới có lông.
Hoa nhỏ, có màu trắng hoặc vàng lục nhạt, hình chuông và mọc thành chùm ở phần đầu cành, mỗi cụm hoa thường dài 20cm, phân thành nhiều nhánh, cánh hoa mỏng ngắn, hình tim cụt gốc với bao phấn hình bầu dục.
Hòe hoa cũng được phân chia thành hai loại như sau:
Hòe nếp: Hoa to, mọc nhiều, đều, nở cùng lúc, thường có màu nhạt và cuống ngắn.
Hòe tẻ: Hoa nhỏ, mọc thưa thớt, phân bố không đồng đều, nở thành nhiều đợt, có màu sẫm hơn, cuống dài.
Thời kỳ ra hoa từ tháng 7 đến tháng 8. Mùa ra quả từ tháng 10 đến tháng 11.
Một vài cách gọi khác
Đông y gọi hoa hòe là Hòe Mễ, Mễ là hạt gạo, ý nói vị thuốc từ hoa Hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm thuốc, do vậy, ta phải thu hái hoa Hòe, ngay từ khi nó còn là nụ hoa, là như vậy.
Bộ phận có thể sử dụng của hoa Hòe
Bộ phận được dùng phổ biến nhất của hòe hoa là nụ hoa – Flos Sophorae Immaturus, còn được gọi là hòe mễ. Vỏ rễ, cành lá của cây cũng được sử dụng nhưng ít hơn.
Tác dụng của hoa hoè
Hoạt chất rutin có trong hoa thường dùng cho bệnh nhân mắc cao huyết áp mà mao mạch dễ vỡ, đứt, để đề phòng đứt mạch máu ở não.
Chất oxymatrine trong hoa hòe thậm chí còn có thể bảo vệ và cải thiện chức năng của tim. Ngoài ra, hoa còn có tác dụng phòng ngừa trường hợp vữa xơ động mạch và làm hạ huyết áp cho người bị cao huyết áp.
Trong y học dân gian, hoa hòe được dùng chủ yếu làm thuốc cầm máu trong các bệnh ho ra máu, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu, ruột chảy máu.
Công dụng của trà hoa hòe là thanh nhiệt lương huyết, tức chữa các chứng bệnh do huyết nhiệt, máu nóng gây ra. Vì vậy giúp người bị mất ngủ khi uống trà hoa này sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Kết luận
Hoa hòe chính là một vị thuốc dân gian, nó được ví như một vị dược liệu quý, để tìm hiểu thêm công dụng và các công dụng của hoa Hòe, mời các bạn đón đọc phần tiếp theo của Y Tế Chính Hãng nhé.